DMCA.com Protection Status

Chi tiết bài viết

TÔI ĐI HÚT HẦM CẦU


Ngày đăng: 30/07/2017

"TÔI ĐI HÚT HẦM CẦU" - NHẬT KÍ NGHỀ "CHẲNG AI MUỐN LÀM" CỦA CHÀNG TRAI 24 TUỔI

Câu chuyện được viết theo kiểu nhật ký làm nghề "Hút hầm cầu" của thanh niên này đang nhận được sự quan tâm rất lớn của một diễn đàn mạng. 

Theo lời chia sẻ, anh chàng 24 tuổi này đã “giữa đường đứt gánh” với ngành luật.
Trong cơn túng quẫn vì thất nghiệp và trước nguy cơ phải “về quê trồng lúa với ông bà”, anh chàng đã đi tìm việc tại thành phố Ban Mê Thuột.
Khi thấy dòng chữ “Công ty môi trường đô thị xxx tuyển nhân viên”, anh cứ nghĩ chỉ đơn giản là “đi quét rác với lắp ống nước thơi thả hít ít khí trời”, nhưng vào phỏng vấn thì biết chỉ còn vị trí “Hút hầm cầu”. Và anh đã đồng ý. 
 
Từ đó, mỗi ngày anh đều chia sẻ một ngày làm việc của mình cùng những trải nghiệm có lẽ mãi mãi không bao giờ quên mà đặc thù nghề nghiệp đã mang đến lên một diễn đàn có hơn trăm ngàn thành viên.

https://huthamcaugiare.com.vn

Bằng giọng văn hóm hỉnh, vui tươi, đôi chút trần tục và châm biếm, câu chuyện này hiện đang thu hút rất đông người theo dõi trên diễn đàn bởi sự chân thật, hài hước nhưng cũng rất đáng suy ngẫm.
Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn đặc sắc nhất của câu chuyện, giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về công việc ít người biết và ít nhận được sự coi trọng của xã hội này. 
 
13-24050
Nghề hút hầm cầu (Ảnh minh họa) 
Khởi đầu mới, công việc mới
 
Em được 3 ngày thử việc.
Công ty em nhiều mảng bao hết cả vệ sinh quét dọn cái thành phố.
Em vào đội hút hầm cầu có tổng cộng 8 người chia ca đi hút...
Tháng làm mười lăm ngày, thử việc sếp trả cho 200k/ngày bao ăn sáng + trưa. Làm từ 7h sáng đến 7h tối.
 
Em đi đội xe số 4. Nhìn cái xe số 4 thì thấy tởm thôi rồi.
Xe cũ xì chỗ nào cũng đóng váng đen đen ghê ghê dù đã được sơn phủ và xịt rửa mỗi ngày nhưng vẫn có mùi thum thủm của cái bể chứa gần đó.
Cái bể này khi xe về sẽ trút phân vào, rồi xử lý thành phân khô để các xưởng người ta bốc đi làm phân vi sinh.
Ông An, người chung xe với em, bảo làm nghề này thì lúc nào cũng phải chuẩn bị thuốc ghẻ và thuốc kháng sinh, tối ăn cơm thì làm một viên kháng sinh cho an toàn chứ trong “shit” có nhiều vi khuẩn chui qua da lắm. 
 
Về cơ bản cái xe bồn này nó y như xe xăng, cạnh bồn chứa có cái máy bơm để hút phân từ bể phốt lên.
Ông An chỉ em gỡ ống, lão thì lấy đồ bẩy cậy nắp bể phốt.
Vừa cậy nắp lão vừa bảo mới làm sợ người ta thấy thì bịt khẩu trang vào cho đỡ ngại, chứ mấy bữa sau chai mặt rồi ngửi mùi có khi thành nghiện chẳng muốn bịt nữa đâu, nóng lắm (!!!).
 
Vừa ngó vào bồn gần đó tóc tai em dựng hết cả lên.
Khí thiêng tích tụ lâu ngày cứ thổi xộc lên suýt nữa thì ói sạch sẽ tại chỗ may mà kìm được.
Lão bắt em nắm ống, còn lão thì dùng cái cây gậy to 1 đầu dẹt kiểu mái chèo để khua ở đầu ống xem có cặn bã gì không…  
Lão vừa làm vừa dạy em: “Nghề nào cũng là nghề, phải yêu nó, quý nó thì mới tồn tại với nó được”.
Rồi chạy lại chỉ em cách mở máy bơm bằng cần quay.
Sau đó hai anh em đứng giữ chắc ống.
Mùi thơm thì khỏi phải kể nhiều.
Em cố gắng chịu đựng được khoảng 20 phút thì vã quá nên chạy ra nôn hết mấy thứ đã ăn hồi sáng vào bồn cây.
Ven đường có đám học sinh cấp 2 hay cấp 3 gì đấy đi ra công viên tập thể dục nhìn em cười.
Em đỏ hết cả mặt, cảm giác vừa xấu hổ vừa nhục nhã sao ấy.
 
Ngày thử việc thứ 2
 
…..
Với một thằng con trai học luật 24 tuổi như em, gia đình đổ nợ, gấu ruồng bỏ, công việc không có, cuộc sống bế tắc, thì mấy cái bể phốt đối với em mà nói chẳng là gì.
 
Chỉ có trở ngại duy nhất em nhận thấy rõ rệt trong ngày hôm nay, ấy là sự kỳ thị và mặc cảm xã hội.
Mỗi nghề đều có một cái khó, và cái khó của nghề hút hầm cầu ngoài việc thường xuyên tiếp xúc với những thứ bẩn thỉu, thì còn luôn phải chịu sự soi mói và những ánh nhìn của mọi người như kiểu mình là cái gì đó ghê gớm và bẩn thỉu lắm 
 
Hôm nay, em có cơ hội trò chuyện với lão An nhiều hơn, thì ra lão cũng hoàn cảnh lắm các bác ạ…  
Lão bảo với em: “Một khi đã chọn nghề này, thì thằng nào cũng đã nuôi trong mình cái suy nghĩ phải bứt phá và sớm muộn chia tay với nó.
 
Chứ chẳng đứa con gái nào chấp nhận bồ mình là thằng hốt phân, chẳng bố mẹ vợ nào chấp nhận con rể mình là thằng hốt phân, thậm chí cả người thân bạn bè, chẳng ai muốn đứa con, đứa cháu, đứa bạn họ là thằng hốt phân cả.
Nhưng mày phải cám ơn nó, vì đơn giản mỗi ngày chìm ngập trong đống này, mày sẽ có động lực để nhìn lại chính mình và cố gắng hơn em ạ! “ 
 
Sau khi hút xong một bồn ở một tiệm vàng, em lại chạy đi hút thêm một nhà nữa đến quá trưa mới ăn cơm.
Và em vẫn chưa nuốt nổi cơm đành nhìn lão An và hai lão kia ngồi xơi ngon lành dù buổi sáng vừa ngập ngụa phân xong.
Ngồi xe các lão kể chuyện cũng vui và thú vị.
 
Lão Tây, người Huế, hỏi han em rồi truyền cho em ít kinh nghiệm sao cho dọn sạch và gọn, rồi kể rằng đời hút phân này cũng nhiều tình huống hài hước lẫn đau thương lắm.
Có lần xe lão đang hút phân ở nhà dân thì ống hút bị vướng cái cục gì cứng cứng mà máy hút mạnh quá nên tét mất một đường ở khúc giữa, thế là phân vừa hút lên vừa xịt lung tung ra giữa hè nhà người ta.  
 
Đám dân ở đó chạy náo loạn như cháy nhà, còn lão Tây thì cố gắng nhảy lại nắm chặt cái chỗ tét đó để cho ông Hạnh tắt máy.
Dù đã nhanh quá sức quy định nhưng mà phân đã kịp bắn tung tóe ra cả hai nhà đối diện.
Hai ông đành vứt ống đó xách nước với giẻ với xô chùi cho kỳ hết.
 
Chùi xong, hút xong cứ tưởng ngon lành, ai ngờ bị một đám bặm trợn tới chào hỏi, cho mỗi ông vài tát vì cái tội "làm việc cẩu thả". .. Cho nên cái nghề này đôi khi cũng gặp nhiều rủi ro lắm.
 
Người cũ còn thương
 
……
Bất chợt điện thoại reo. Màn hình hiện lên mấy chữ: Người cũ còn thương  Em lặng im, sau vài giây do dự thì bấm máy bận. Lúc này mới để ý thấy tin nhắn đến của cô ấy - người yêu cũ: "Anh làm gì vậy?
Hết chuyện rồi à mà ngồi trên xe hút hầm cầu vậy?" 
 
Thế là lộ rồi, tự nhiên lúc đó em sợ lắm các bác ạ. Em gọi.
Chưa kịp nói câu gì, nó chửi em té tát không cho em cơ hội phản ứng....
Em cứ nghe, còn nó thì chửi đủ thứ từ quá khứ đến hiện tại của em.
Nó bảo em là thằng đàn ông nhu nhược nhất mà nó từng biết, nào là tồi tệ, không có danh dự các kiểu.
Em mới điên máu quát lên: "Cô xúc phạm tôi đủ rồi đấy, là cái thá gì của nhau mà bày đặt quan tâm vậy?
Không ăn trộm ăn cướp là được nhé!" https://huthamcaugiare.com.vn
 
Bỗng nhiên nó im lặng... rồi nó lên tiếng: "Anh ra cổng em bảo".
 
Em lững thững đi ra thì đã thấy nó dựng xe ngoài cổng rồi….
Hai đứa đứng đối diện nhau một lúc khá lâu, em sốt ruột nên đưa điện thoại lên xem giờ thì cũng hơn 11 giờ, đành đánh tiếng trước: "Gọi tôi ra làm gì vậy?".
 
Nó vẫn giương mắt ếch ra nhìn em. Rồi từ trên mặt nó chảy ra hai hàng nước mắt long lanh.
Tay nó thì nắm chặt lại, mím môi.
Tim em tự nhiên đập nhanh lắm, kêu "thùm thụp" ấy.
Em muốn nhào tới ôm lấy nó nắm nhưng mà ráng kiềm chế và ra vẻ lạnh lùng: "Sao khóc? Đau ốm chỗ nào à?" .
 
Nó nhìn em thêm khoảng 30s nữa, rồi bất thình lình nó giơ tay tát em một cái "bốp"  xong để lại một câu: "Anh tồi lắm" rồi leo tót lên xe chạy đi.
 
Lúc đó mấy đứa sinh viên trường Trung cấp Y vừa đi bộ về ngang em, nhìn em cười đểu, chắc tưởng em sở khanh hay phụ bạc gì đây.
Em kệ chúng nó, bốc phân em còn chưa ngại chả có gì phải nhục với chúng mày
Em đứng ngó bóng nó quành ra đường lớn rồi mất hút.
Lủi thủi đi vào và sống mũi cay cay .
 
Chiều hôm đó nó không gọi em nữa.
Em làm việc với tâm trạng trống rỗng lão An sai gì thì làm đó. Lão hỏi mày mệt hay bệnh à em cũng ừ ừ cho xong bảo lát về mua thuốc.
Công việc lại diễn ra với con xe chở đầy phân và hai thằng công nhân mặc áo bảo hộ tráng nilon xanh rong ruổi qua các tuyến đường.
Những ánh mắt người đi đường thì vẫn hướng vào chúng em như trước, có vô cảm, có thương hại, có coi thường... với nhiều cảm xúc lẫn lộn và nhạt nhòa theo ánh đèn đường buổi tối.
Bất giác em nhớ nó quá, con người yêu cũ còn thương.
Mỗi người có cuộc sống và số phận khác nhau, nhưng những đứa công nhân vệ sinh như em, đâu đó trong nó vẫn còn hoài bão và mơ ước, và hơn hết là quyền con người: được sống, được yêu, và được tự do.
Có ở vị trí của một người sống cuộc sống xem như dưới đáy xã hội, em mới thấy trân trọng những phút giây đã lãng phí khi trước và cái nhìn của mình về những lớp người lao động tay chân như thế nào.
 
....
 
Tối hôm đó, chính xác là chủ nhật ngày 8/11/2015.
Em về nhà với tâm trạng mệt mỏi.
Trời lại chuyển mưa bay, giờ tan tầm đã qua lâu lắm rồi nhưng từng dòng người vẫn mải miết trở về để sum họp với gia đình, để nhận lấy những lời chào đón và hơi ấm của tình thân... 
Em đọc đi đọc lại tin nhắn ấy, câu chat của nó cứ xoáy vào tim em và khiến em tưởng chừng như khó thở vì cái gì đó đang đè nặng lên mình. "Hết chuyện rồi à mà ngồi trên xe hút hầm cầu vậy?" 
 
Bao kỷ niệm cũ ùa về như mới ngày hôm qua thôi.
Những năm tháng mà em và nó sống thử ở chung một phòng với nhau rất vui vẻ...
Suy nghĩ mãi đến đến 3h thì mệt quá em thiếp đi.
Tỉnh dậy đã 10h sáng.
 
Sáng đầu tuần nên bầu không khí có vẻ là tươi mới là trong lành hơn.
Đến trưa sau khi ăn cơm thì trời không còn âm u nữa mà hửng nắng, đang lang thang trong hiệu sách thì em lại gặp nó.
Quả thật là cái thành phố này nhỏ thật...
Bởi quá bất ngờ nên không kịp tránh mặt.
Nó mặc quần jean lửng, áo thun, tóc thì cài trâm chéo trên mái, vén một bên lên nhìn rất thời thượng và không còn vẻ quê mùa như khi nó yêu em nữa.
Hai đứa nhìn liếc qua nhau, em vẫn để vẻ mặt khinh khỉnh thường lệ...
Lúc em xuống lầu dưới thì điện thoại rung, mở ra thấy tin nhắn đến:
 
"Chiều rảnh không?
Ra chỗ cũ nói chuyện lát.
Không đi thì không cần trả lời đâu"
"Ok 2h chiều"
"Ừm"
 
2h kém 5 nó đến. Vẫn bộ đồ hồi sáng và cả một bọc nilon đầy sách.
Mặc dù chia tay đã lâu nhưng em vẫn cảm thấy khá tự nhiên khi đối diện với nó, và em cảm giác rằng nó đối với em cũng vẫn ngọt ngào gần gũi như xưa.
Câu chuyện bắt đầu bằng những lời hỏi thăm của nó dành cho em, và em cũng thật lòng nói với nó suy nghĩ của mình.
Về hiện tại, và tương lai.
Nói nó đừng quá lo lắng cho em nữa, dù sao thì mỗi người cũng có một cuộc sống riêng rồi.


Các bài viết khác